THIẾT BỊ CẮT SÉT LAN TRUYỀN LÀ GÌ ? TẠI SAO PHẢI DÙNG CẦU CHÌ BẢO VỆ CẮT SÉT ?

Chống sét lan truyền (Surge Protection hoặc Surge Arrester) là thiết bị hoặc hệ thống được dùng để bảo vệ các thiết bị điện và điện tử khỏi các dòng điện áp đột biến (sét lan truyền) do:
  • Sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Đóng cắt thiết bị điện lớn trong hệ thống
  • Sự cố trong lưới điện (ngắn mạch, chạm đất…)

I. Cắt Sét lan truyền là gì?

Sét lan truyền là hiện tượng xung điện áp cao đột ngột lan truyền theo đường dây điện, đường tín hiệu hoặc cáp mạng, thường có biên độ lên đến khoảng vài kV đến hàng chục kV, có thể gây cháy nổ, hỏng thiết bị, nhiễu hệ thống điều khiển.

1. Mục đích của chống sét lan truyền:

  • Hạn chế điện áp tăng đột ngột xuống mức an toàn.
  • Bảo vệ thiết bị đầu cuối như: máy tính, bộ điều khiển PLC, camera, biến tần, thiết bị văn phòng…
  • Tăng tuổi thọ hệ thống điện, giảm rủi ro gián đoạn hoạt động.

2. Phân loại thiết bị chống sét lan truyền:

  • Theo cấp bảo vệ (theo IEC 61643):
    • Type 1 (Cấp 1): Chống sét đánh trực tiếp vào hệ thống điện (dùng ở tủ điện tổng).
    • Type 2 (Cấp 2): Chống sét lan truyền từ lưới điện (dùng ở tủ phân phối).
    • Type 3 (Cấp 3): Bảo vệ thiết bị đầu cuối (lắp gần thiết bị cần bảo vệ).
  • Theo ứng dụng:

    • Chống sét cho đường điện xoay chiều (AC)
    • Chống sét cho đường tín hiệu, mạng LAN, RS485, camera
    • Chống sét cho điện một chiều (DC) trong hệ thống năng lượng mặt trời

3. Cách hoạt động:

Thiết bị chống sét hoạt động bằng cách chuyển hướng xung điện áp cao về đất khi có sét hoặc điện áp đột biến, giữ lại mức điện áp phù hợp với thiết bị điện (thường là < 1.5kV đến 2.5kV).

4. Lưu ý khi sử dụng:

  • Cần lắp đúng vị trí, đúng loại (Type 1, 2, 3)
  • Tiếp đất đúng kỹ thuật để xả sét hiệu quả ( điện trở đất đo được phải dưới 4ohm)
  • Kiểm tra định kỳ, vì thiết bị có tuổi thọ giới hạn

II. TẠI SAO PHẢI DÙNG CẦU CHÌ GẮN VÀO THIẾT BỊ BẢO VỆ CẮT SÉT ?

Việc chống sét lan truyền phải đi kèm với cầu chì bảo vệ (hoặc MCB/fuse)bắt buộc và rất quan trọng, bởi vì thiết bị chống sét không phải là thiết bị tự bảo vệ hoàn toàn. Dưới đây là lý do chi tiết:

1. Thiết bị chống sét có thể hỏng hoặc bị chập khi quá tải

  • Khi phải chịu quá nhiều xung sét hoặc dòng sét vượt khả năng chịu đựng, chống sét lan truyền có thể bị hỏng và gây chập mạch.
  • Lúc đó, nếu không có cầu chì hoặc thiết bị bảo vệ, chống sét sẽ bị nóng chảy, gây cháy nổ hoặc chập toàn bộ tủ điện.

2. Cầu chì giúp ngắt mạch an toàn khi có sự cố

  • Cầu chì (fuse) hoặc aptomat tép (MCB) sẽ ngắt nguồn điện cấp cho chống sét khi có:
    • Dòng rò bất thường
    • Chống sét hỏng chập
    • Dòng ngắn mạch vượt định mức
    • Nhờ đó, hệ thống điện được bảo vệ, tránh lan rộng sự cố.

3. Đảm bảo khả năng thay thế và bảo trì

  • Khi chống sét bị hỏng và cầu chì bị ngắt:
    • Kỹ thuật viên có thể phát hiện kịp thời, kiểm tra và thay thế.
    • Tránh hiện tượng vẫn có điện nuôi chống sét hỏng, gây nguy hiểm âm thầm.

4. Tương thích với tiêu chuẩn quốc tế

  • Các tiêu chuẩn như IEC 61643, TCVN 9385:2012 đều quy định:
    • Cầu chì phải phải gắn nối tiếp với thiết bị cắt sét lan truyền
    • SPD I+II chọn dòng cầu chì từ 100-500A tuỳ theo hãng khuyến cáo
    • SPD II+III Chọn dòng cầu chì từ 63-125A tuỳ theo hãng khuyến cáo
    • Dây dẫn từ kết nối tù 8-35mm2 ..

III. Hình Ảnh Thiết Bị Khi Xảy Ra Sự Cố , Nếu Có cầu chì Bảo Vệ .

 

Hướng dẫn liên quan

Lên đầu trang